Tranh dân gian Đông Hồ: hứng dừa

760,000

Danh mục:

Mô tả

Tranh hứng dừa dân gian Đông Hồ treo tường đẹp nhiều ý nghĩa bình dị, khát khao, tươi vui và trong sáng. Cùng khám phá thêm về bức tranh ở bài viết này nhé

I – Đôi nét về tranh hứng dừa dân gian Đông Hồ treo tường đẹp nhiều ý nghĩa

Tranh hứng dừa dân gian Đông Hồ treo tường thuộc mảng tranh sinh hoạt xã hội, phản ánh cuộc sống, tâm tư tình cảm đời thường của nhân dân lao động thời bấy giờ. Tranh miêu tả cảnh hái dừa rất sinh động. Phía trên bên trái, chàng trai đang leo cây hái dừa, cô gái đứng dưới đất, tốc cả váy lên để hứng dừa! Ở dưới gốc cây, hai cậu bé đang tranh nhau trèo lên cây. Phía trên góc phải có đề thêm hai câu thơ nôm:

“Khen ai khéo dựng lên dừa,
Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi”

Hình ảnh và tình huống trong tranh “Hứng dừa” đầy những bất ngờ, dí dỏm và kịch tính. Các nhân vật, sự vật được thể hiện theo quan niệm tạo hình dân gian, cách điệu khái quát, động thái nhân vật đôi khi cường điệu và phi thực tế nhưng lại hết sức hài hòa, thú vị.

Trong bức tranh được miêu tả như sau:

  • Cây dừa có vẻ thấp so với thực tế và so với tỷ lệ nhân vật, phần trên cong xuống, như diễn tả sức nặng của chàng trai đang víu cành thả dừa, khuôn mặt vui vẻ, hóm hỉnh.
  •  cô gái, vừa có cái nhí nhảnh như múa, vừa có cái hớ hênh kéo thốc váy lên để “hứng dừa”. Hình ảnh không thể thấy ở người phụ nữ thời phong kiến.
  • Hình ảnh những đứa trẻ đang bấu chặt vào gốc cây. Khác hẳn với tâm lý của trẻ khi được chuẩn bị đón những trái dừa tươi mát, ngọt lành. Đáng ra chúng phải hớn hở nhảy dưới đất ngẩng mặt lên chờ đợi trái dừa. Nhưng không ở đây các bạn nhỏ như cũng muốn được treo lên cây, muốn noi gương theo vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm.
  • mảng chữ Nôm trên góc phải vừa tạo nên sự chặt chẽ cho bố cục tranh, vừa biểu đạt rõ ý tưởng về nội dung. Hình ảnh và lời thơ quyện chặt lấy nhau, câu thơ ý nhị đã làm nổi bật tình yêu đôi lứa, sôi nổi, chân thực, phóng khoáng của người dân lao động vốn không bị gò bó, không bị trói buộc trong khuôn khổ, rường cột của lễ giáo phong kiến.

Nhìn vào đậm nhạt, sáng tối của bức tranh, chúng ta thấy trên nền điệp trung gian là những mảng màu sáng và tối rất mạnh, chuyển động trên hình tượng nhân vật, sự vật…sự chuyển động của đậm nhạt, sáng tối có tác dụng tạo ra nhịp điệu và chuyển động, nhấn mạnh khu vực trọng tâm, gây hiệu quả thị giác mạnh mẽ. Lấy màu nóng làm chủ đạo, trong tranh sử dụng các màu nguyên: màu đen của nét,màu trắng củada, cây, lá, đất…. Màu vàng của không gian và cặp màu tương phản đỏ- lục trên y phục các nhân vật, sự vật… Tổng thể bức tranh tràn ngập sắc vàng của nền điệp, điểm xuyết của chất điệp tạo cho không gian sự long lanh và độ sâu nhất định.

===>>>> Bức tranh “Hứng dừa” phản ánh tâm tư nguyện vọng và những ước mơ bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân, đưa ra được thông điệp sâu sắc về triết lý nhân sinh và tinh thần đạo lý người Việt, gây được ấn tượng sâu sắc cho người thưởng ngoạn.

II- Thông tin cơ bản tranh đám cưới chuột dân gian Đông Hồ treo tường truyền thống

♣ Mã tranh: tranh hứng dừa

♣ Kích thước cơ bản: 65x50cm . Kích thước có thể thay đổi theo yêu cầu.

♣ Chất liệu :

+ ) Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ dán (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, cũng có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.

+ ) Màu sắc được sử dụng trong tranh Đông Hồ là màu tự nhiên: màu đen lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hay than lá tre được ngâm kĩ trong chum vại vài tháng rồi mới sử dụng được; màu xanh lấy từ gỉ đồng hay lá chàm – lá ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, họ thường dùng để nhuộm quần áo; màu vàng lấy từ hoa giành giành, hoa hòe – loài hoa về mùa hè người ta vẫn dùng để sắc nước uống thanh nhiệt; màu đỏ lấy từ gỗ vang và sỏi son trên núi Thiên Thai; màu trắng lấy từ điệp. Những chất màu thô này được trộn với nhau và hoà với một lượng bột nếp trước khi in để tạo một lớp hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô.

+ )Ván khắc in tranh có hai loại: ván in nét và ván in màu. Ván in nét thường được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực.

+ )Gỗ thị có thớ đa chiều, vừa mềm, dễ khắc. Dụng cụ khắc ván là những mũi đục hay còn gọi là bộ ve, được làm bằng thép cứng. Mỗi bộ ve có khoảng 30-40 chiếc. Ván in nét được làm bằng gỗ mỡ bởi vì khi phết màu nên để in tranh gỗ mỡ có khả năng giữ màu cao hơn nhiều loại gỗ khác

♣ Liên hệ 0916.225.866 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

♣ Xuất xứ: Siêu thị tranh đẹp AmiA – Công ty TNHH AmiA Việt Nam – nhập từ gốc làng tranh Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Bán tại Hà Nội và gửi hàng đi toàn quốc, nước ngoài

===>>>> Xem thêm nhiều mẫu hơn tại: tranh dân gian Đông Hồ

[Lưu ý: Sản phẩm được cung cấp bởi đối tác của Nội thất Ninh Bình. Thông tin và giá bán sản phẩm có thể thay đổi theo thời điểm cụ thế. Quý khách vui lòng bấm vào nút ‘Bấm Xem Giá + Đặt Hàng‘ ở phía trên để tới trang nguồn sản phẩm của nhà cung cấp và đặt mua].